- Tất cả những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần đầu tiên
- Mang thai tuần thứ 2 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 3 và những điều mẹ cần ghi nhớ
- Tổng hợp những kiến thức mẹ cần trang bị khi mang thai tuần thứ 4
- Mang thai tuần thứ 5 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 7 và các lưu ý mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 8 – Mẹ bầu cần chú ý những gì?
- Những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 9
- Mang thai tuần thứ 10 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 11 các mẹ phải lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 12 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 13 và những lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 14 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 15 và những lời khuyên dành cho mẹ bầu
- Mang thai tuần thứ 16 và những kiến thức hữu ích dành cho mẹ
- Những điều nhất định phải biết khi mang thai tuần thứ 17
- Những kiến thức mẹ phải biết khi mang thai tuần thứ 18
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 19
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 20
- Mang thai tuần thứ 21 mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 22 và những điều mẹ bầu chưa biết
- Những kiến thức quan trọng khi mang thai tuần thứ 23
- Mang thai tuần thứ 24 mẹ sẽ phải trải qua những gì?
- Mang thai tuần thứ 25 – sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm
- Những điều cần biết khi mang thai tuần thứ 27
- Kiến thức dành cho mẹ mang thai tuần thứ 28
- Mang thai tuần thứ 29 và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 30: Sự phát triển của bé có gì đặc biệt?
- Mang thai tuần thứ 31: Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32
- Mang thai tuần thứ 33: Mẹ và bé thay đổi như thế nào?
- Mang thai tuần thứ 34 – Kiến thức cần thiết dành cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 35
- Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 37: Dấu hiệu sắp sinh và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 38: Thai nhi đã vừa đủ tháng và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 39: Bé yêu đã sẵn sàng chào đời
- Thai tuần thứ 40: Thời khắc mong đợi suốt 9 tháng 10 ngày chính là đây
Hầu hết các bác sĩ sẽ sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng làm mốc bắt đầu của thai kỳ 40 tuần. Mang thai tuần đầu bụng có to không? Bởi vì quá trình rụng trứng và thụ thai thực sự khó xác định, nên có thể nói mang thai 1 tuần có nghĩa là bạn đang có kinh và chưa có thai. Mẹ có thể cảm nhận qua các dấu hiệu đau tức bụng nhẹ và ra máu và chắc chắn rằng mang thai tuần đầu bụng vẫn chưa to.
Người phụ nữ sẽ mang thai tuần đầu trước cả thời điểm diễn ra thụ tinh. Hay nói cách khác, tinh trùng gặp trứng vào khoảng tuần 1 đến tuần 3 của thai kỳ và đây chính là khoảng thời gian hình thành bào thai. Thực tế, thời điểm phát hiện mang thai bạn có thể nghĩ rằng đây là tuần đầu tiên của thai kỳ nhưng thực tế có thể bạn đã mang thai được khoảng 4 tuần.
Khi trứng và tinh trùng kết hợp và di chuyển làm tổ, quá trình thụ tinh thành công thì người phụ nữ thường dễ nhận thấy dấu hiệu mang thai tuần đầu như sau:.
- Ra máu báo thai: Xuất hiện các giọt máu màu hồng, đỏ hoặc nâu xuất ra rất ít từ âm đạo, bụng có hiện tượng âm ỉ nhẹ.
- Dịch âm đạo xuất hiện khí hư màu trắng hoặc trắng đục.
- Đau tức vùng ngực.
- Chuột rút.
Tuy nhiên, việc thử thai lúc này sẽ cho kết quả hoàn toàn không chính xác. Ít nhất khoảng 1 tuần sau thời điểm chậm kinh, người mẹ mới có thể thử thai bằng que thử hoặc qua xét nghiệm máu để cho kết quả chính xác nhất.
Mang thai tuần đầu nên ăn gì?
Bên trong bụng của bạn lúc này mới đang chuẩn bị quá trình thụ thai vào cuối tuần thứ 2 (hãy nhớ rằng bạn chưa thực sự mang thai vào thời điểm này). Nhưng nếu đã sẵn sàng để mang thai (quan hệ tình dục vào thời điểm dễ thụ thai và không sử dụng các biện pháp tránh thai), bạn cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh để sẵn sàng chào đón tin vui bất cứ khi nào. Dưới đây là một số loại thực phẩm tăng khả năng thụ thai mẹ nên ăn:.
- Trái cây: Các loại trái cây như dâu tây, … Là những loại quả tốt cho việc thụ thai. Lượng chất béo bão hòa có trong trái cây giúp cải thiện sức khỏe sinh sản, tăng khả năng thụ thai.
- Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ. Hạt điều… Giúp điều hòa insulin và làm tăng khả năng thụ thai.
- Mang thai tuần đầu ăn rau gì? Rau lá cây có màu xanh đậm như cải xanh, mồng tơi, cải xoăn… Giúp tăng cường khả năng rụng trứng ở phụ nữ và giúp dễ thụ thai hơn. Giảm nguy cơ thiếu máu và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Cá hồi: chứa rất nhiều axit béo omega-3 giúp điều chỉnh hormone sinh sản và tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh sản.
- Các loại thịt: giàu sắt và vitamin giúp tăng cường lượng hồng cầu trong máu, ngăn ngừa thiếu máu.
- Các loại thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, các loại đậu, thịt… Cung cấp năng lượng giúp cơ thể mẹ luôn có đủ sức khoẻ cho việc thụ thai.
Mang thai tuần đầu không nên ăn gì?
Dù chưa thể biết được em bé đã được thụ thai thành công trong bụng mẹ hay chưa, nhưng để an toàn cho bé thì các chị em phụ nữ mang thai tuần đầu nên tránh ăn các loại thực phẩm sau:.
- Các loại quả nóng như đu đủ sống, dứa, vải, nhãn: có chứa các hoạt chất kích thích co bóp các cơn co tử cung, có thể gây động thai thậm chí sảy thai.
- Các loại rau: rau sam, ngải cứu, rau ngót, rau răm, rau chùm ngây, mướp đắng. Đây đều là các loại rau dễ gây sảy thai mẹ bầu không nên ăn trong suốt giai đoạn mang thai.
- Thực phẩm tươi sống, không được nấu chín. Đây đều là những loại thực phẩm chứa nhiều loại vi khuẩn gây rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm cho cả sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng.
- Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng gói chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia không tốt cho mẹ và em bé.
- Đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống như cà phê, nước ngọt có ga..
- Mang thai tuần đầu uống nước dừa được không? Mang thai 3 tháng đầu, bầu nên hạn chế uống nước dừa, nhất là những mẹ bầu nghén nặng bởi nước dừa có thể là nguyên nhân làm tình trạng ốm nghén thêm tồi tệ.
Mang thai tuần đầu bị đau bụng có sao không?
Mang thai tuần đầu có bị đau bụng không? Như đã đề cập ở trên, hầu hết các bác sĩ sẽ sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng làm mốc bắt đầu của thai kỳ 40 tuần. Đau bụng là triệu chứng thường hay xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt. Do vậy, tuần đầu tiên của thai kỳ xuất hiện các triệu chứng đau bụng là hiện tượng rất hay gặp phải.
Khi xuất hiện triệu chứng đau bụng trong ngày “đèn đỏ”, đừng quá lo lắng. Bạn có thể chườm ấm bụng bằng túi giữ nhiệt hoặc cho nước ấm vào chai rồi chườm nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới, kết hợp massage bụng để giảm cơn đau.
Mang thai tuần đầu quan hệ có sao không?
Giai đoạn đầu mang thai, bạn hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng một cách bình thường. Việc phát triển túi ối, dịch ối và lớp đệm tử cung sẽ bảo vệ em bé an toàn trong bụng mẹ. Hơn nữa đây cũng là giai đoạn khởi đầu của việc thụ thai, vì vậy mẹ không nên quá lo lắng sợ rằng bố mẹ làm “chuyện ấy” có thể gây hại cho con.
Mang thai tuần đầu mẹ nên làm gì?
Những chia sẻ hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có một khởi đầu mang thai tuần đầu thuận lợi trong hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày:.
- Ăn uống đủ chất và tuyệt đối không được bỏ bữa.
- Cố gắng giữ cơ thể thư giãn thông qua các hoạt động nhẹ nhàng như yoga, thiền, đọc sách, nghe nhạc, đi bộ.
- Nên đi ngủ sớm, tránh thức khuya hay làm việc quá sức.
- Thận trọng với các loại thuốc uống bằng cách đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc an toàn và những loại thuốc nào có thể gây hại cho thai nhi.
- Tránh xa khói thuốc lá bởi không chỉ hút thuốc mà tiếp xúc với khói thuốc trong khoảng thời gian thụ thai cũng sẽ làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, các biến chứng thai kỳ bao gồm làm tổ bất thường, bong nhau thai sớm….
- Tránh vận động mạnh và tham gia các bộ môn thể thao mạo hiểm.
Việc trang bị những kiến thức trong giai đoạn mang thai tuần đầu là việc làm quan trọng và cần thiết. Hy vọng những kiến thức trên đây phần nào đã giúp ích được nhiều cho những ai đã hoặc đang chuẩn bị mang thai. Chúc bạn sẽ có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.