- Tất cả những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần đầu tiên
- Mang thai tuần thứ 2 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 3 và những điều mẹ cần ghi nhớ
- Tổng hợp những kiến thức mẹ cần trang bị khi mang thai tuần thứ 4
- Mang thai tuần thứ 5 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 7 và các lưu ý mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 8 – Mẹ bầu cần chú ý những gì?
- Những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 9
- Mang thai tuần thứ 10 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 11 các mẹ phải lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 12 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 13 và những lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 14 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 15 và những lời khuyên dành cho mẹ bầu
- Mang thai tuần thứ 16 và những kiến thức hữu ích dành cho mẹ
- Những điều nhất định phải biết khi mang thai tuần thứ 17
- Những kiến thức mẹ phải biết khi mang thai tuần thứ 18
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 19
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 20
- Mang thai tuần thứ 21 mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 22 và những điều mẹ bầu chưa biết
- Những kiến thức quan trọng khi mang thai tuần thứ 23
- Mang thai tuần thứ 24 mẹ sẽ phải trải qua những gì?
- Mang thai tuần thứ 25 – sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm
- Những điều cần biết khi mang thai tuần thứ 27
- Kiến thức dành cho mẹ mang thai tuần thứ 28
- Mang thai tuần thứ 29 và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 30: Sự phát triển của bé có gì đặc biệt?
- Mang thai tuần thứ 31: Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32
- Mang thai tuần thứ 33: Mẹ và bé thay đổi như thế nào?
- Mang thai tuần thứ 34 – Kiến thức cần thiết dành cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 35
- Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 37: Dấu hiệu sắp sinh và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 38: Thai nhi đã vừa đủ tháng và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 39: Bé yêu đã sẵn sàng chào đời
- Thai tuần thứ 40: Thời khắc mong đợi suốt 9 tháng 10 ngày chính là đây
Bước sang tuần thứ 23, thai nhi của mẹ đã phát triển hơn rất nhiều so với tuần trước đó. Cân nặng bé lúc này sẽ rơi vào khoảng 0,45 kg và dài khoảng 28 – 36 cm. Đó cũng là câu trả lời cho thắc mắc thai 23 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn của rất nhiều mẹ bầu. Chỉ số thai 23 tuần tăng lên một cách rõ rệt, cân nặng sẽ tiếp tục tăng hơn nữa trong các tuần tiếp theo. Hình ảnh thai 23 tuần tuổi trên đây sẽ giúp ba mẹ hình dung rõ hơn về hình dáng em bé lúc này.
Cũng như các tuần trước, mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động nghịch ngợm của bé yêu trong bụng. Và đây là Chỉ số thai 23 tuần cho thấy em bé của bạn đang phát triển rất tốt. Đừng quên dành nhiều thời gian trò chuyện với bé, vì em bé giờ đây có thể nghe được tiếng nói của mẹ và những âm thanh bên ngoài.
Tuần này lỗ mũi của em bé đã thông hoàn toàn. Các chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của bé, giúp chúng mở và giữ khí oxy ngay sau khi trẻ chào đời. Lớp chất lỏng bao phủ xung quanh hay còn gọi là nước ối vẫn đóng vai trò quan trọng, tạo môi trường hoàn hảo để bé yêu phát triển khoẻ mạnh bên trong bụng bầu tuần 23. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên uống nhiều nước hơn trong giai đoạn này, vì nước giúp cơ thể mẹ tạo ra nhiều nước ối.
Sự thay đổi của bà bầu tuần thứ 23
Thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? Khi mang thai được 23 tuần, mẹ có thể đã tăng 10 – 15 kg so với trước khi mang thai. Tùy thể trạng cơ thể từng người mà sẽ có mức cân nặng hợp lý tương ứng với các giai đoạn mang thai. Mẹ bầu 23 tuần nên tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ trong những lần khám thai để đảm bảo rằng mẹ không bị tăng cân quá mức hoặc không đủ cân.
Các triệu chứng mang thai tuần thứ 23
Thai 23 tuần là mấy tháng? Lúc này, mẹ đang ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Trong tuần này, các dấu hiệu mang thai tuần thứ 23 mà mẹ có thể gặp phải bao gồm:.
- Mệt mỏi và khó ngủ.
- Vết rạn da.
- Sưng và chảy máu nướu răng.
- Đau vùng xương chậu.
- Đau đầu.
- Đau lưng.
- Chảy máu cam.
- Khó tiêu và ợ chua.
- Đầy hơi và táo bón.
- Chuột rút chân.
- Cảm thấy nóng.
- Chóng mặt.
- Bàn tay và bàn chân sưng tấy.
- Da sạm đen.
Đừng quá lo lắng, những triệu chứng trên đôi khi sẽ làm mẹ cảm thấy mệt mỏi. Nhưng nếu mẹ tập trung nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách tắm nước ấm, spa thư giãn khi mang thai 23 tuần thì cơ thể mẹ chắc chắn sẽ thấy thoải mái hơn. Dành nhiều thời gian cho bản thân một chút, giữ gìn sức khoẻ thật tốt một chút và thêm yêu em bé một chút. Tất cả là để đạt mục tiêu cả mẹ và bé yêu trong bụng khỏe mạnh.
Lời khuyên cho các chị em mang thai tuần thứ 23
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Trong tuần này, giai đoạn mang thai tuần thứ 23 mẹ nên hạn chế lượng muối hấp thu vào cơ thể. Tránh các loại thức ăn có thể làm tăng mức độ phù nề tay chân như muối lạc, muối vừng, đồ ăn nguội sẵn như xúc xích, nem chua rán, khoai tây chiên… Thay vào đó nên tăng cường bổ sung các loại rau lá xanh, hoa quả, thịt cá, trứng, sữa, các loại đậu để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Tập thể dục đều đặn hàng ngày
Thể dục thể thao giúp cơ thể mẹ bầu thư giãn, tăng cường sức khỏe. Những bộ môn như đi bộ, yoga và bơi lội vẫn là những lựa chọn tốt dành cho các mẹ bầu 23 tuần. Nếu mẹ cảm thấy không có động lực để đi tập 1 mình, đừng quên rủ 1 ai đó. Có cho mình 1 người bạn đồng hành sẽ giúp mẹ bầu có nghị lực tập luyện thường xuyên hơn.
Uống đủ nước
Uống nước thường xuyên là một thói quen tuyệt vời, nhất là trong giai đoạn mang thai. Trung bình, mẹ bầu nên uống từ 10 -12 ly nước một ngày. Bên cạnh nước lọc, mẹ có thể kết hợp uống các loại nước trái cây ít đường như nước dừa, nước cam, các loại nước ép để vừa đảm bảo đủ nước cho cơ thể, vừa cung cấp các loại vitamin và khoáng chất.
Quan hệ khi mang thai 23 tuần
Chắc hẳn nhiều ông bố đang thắc mắc liệu quan hệ khi mang thai 23 tuần có làm ảnh hưởng đến bé yêu. Câu trả lời là không, nếu ba mẹ tuân thủ đúng các nguyên tắc an toàn khi quan hệ. Ba mẹ chỉ nên thực hiện các tư thế nhẹ nhàng, không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi bất cứ những tác động mạnh nào cũng có thể khiến em bé chợt tỉnh giấc. Tuy nhiên, thai phụ sức khoẻ yếu, có tiền sử sảy thai hoặc sinh non tuyệt đối không được quan hệ tình dục trong khi mang thai. Bởi tỷ lệ dẫn đến sảy thai ở tuần thứ 23 cũng khá cao.
Bắt đầu lên kế hoạch để mua đồ dùng cho bé yêu
Giai đoạn này, kỹ thuật siêu âm hiện đại có thể cho kết quả giới tính thai nhi 23 tuần tuổi vô cùng chính xác thông qua hình ảnh siêu âm thai 23 tuần. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để mẹ lên kế hoạch mua sắm, liệt kê những đồ dùng cần thiết cho bé yêu của mình. Tham khảo ý kiến từ những mẹ bầu đi trước sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị đồ cho bé yêu.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến giai đoạn mang thai tuần thứ 23 mà Blog mẹ và bé muốn chia sẻ đến các mẹ bầu. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.