- Tất cả những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần đầu tiên
- Mang thai tuần thứ 2 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 3 và những điều mẹ cần ghi nhớ
- Tổng hợp những kiến thức mẹ cần trang bị khi mang thai tuần thứ 4
- Mang thai tuần thứ 5 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 7 và các lưu ý mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 8 – Mẹ bầu cần chú ý những gì?
- Những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 9
- Mang thai tuần thứ 10 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 11 các mẹ phải lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 12 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 13 và những lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 14 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 15 và những lời khuyên dành cho mẹ bầu
- Mang thai tuần thứ 16 và những kiến thức hữu ích dành cho mẹ
- Những điều nhất định phải biết khi mang thai tuần thứ 17
- Những kiến thức mẹ phải biết khi mang thai tuần thứ 18
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 19
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 20
- Mang thai tuần thứ 21 mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 22 và những điều mẹ bầu chưa biết
- Những kiến thức quan trọng khi mang thai tuần thứ 23
- Mang thai tuần thứ 24 mẹ sẽ phải trải qua những gì?
- Mang thai tuần thứ 25 – sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm
- Những điều cần biết khi mang thai tuần thứ 27
- Kiến thức dành cho mẹ mang thai tuần thứ 28
- Mang thai tuần thứ 29 và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 30: Sự phát triển của bé có gì đặc biệt?
- Mang thai tuần thứ 31: Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32
- Mang thai tuần thứ 33: Mẹ và bé thay đổi như thế nào?
- Mang thai tuần thứ 34 – Kiến thức cần thiết dành cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 35
- Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 37: Dấu hiệu sắp sinh và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 38: Thai nhi đã vừa đủ tháng và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 39: Bé yêu đã sẵn sàng chào đời
- Thai tuần thứ 40: Thời khắc mong đợi suốt 9 tháng 10 ngày chính là đây
Thai nhi 19 tuần tuổi hiện giờ đang có kích thước chiều dài 17cm và nặng khoảng 0,2 kg. Hình ảnh em bé bên trên đây sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hình dung em bé bên trong bụng mẹ bầu 19 tuần này như thế nào.
Hầu hết các mẹ đều có thể cảm nhận chuyển động của bé bên trong cơ thể mình từ tuần này, đôi khi sẽ có vài trường hợp sớm hơn hoặc muộn hơn. Nhẹ nhàng sờ tay vào bụng, mẹ sẽ cảm thấy như em bé đang muốn nói với mình điều gì đó. Khoảng thời gian này em bé có thể nghe thấy âm thanh từ mẹ cũng như các tiếng trò chuyện bên ngoài, ba mẹ đừng quên trò chuyện với bé hàng ngày để bồi dưỡng tình cảm nhé.
Bộ phận sinh dục thai nhi 19 tuần tuổi về cơ bản đã hoàn thiện tương đối. Nếu bạn đang mang thai một bé gái, hệ thống sinh sản của bé đã hình thành đầy đủ âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng. Với bé trai, tinh hoàn đã hình thành và bắt đầu tiết ra testosterone từ khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ. Nếu tò mò về giới tính em bé, đây là khoảng thời gian thích hợp cho việc thực hiện các xét nghiệm, siêu âm phát hiện giới tính qua hình ảnh siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi.
Trong bụng bầu 19 tuần của mẹ, bé vẫn sẽ liên tục uống và nuốt nước ối, sau đó thải ra. Các chất thành bắt đầu hình thành trong ruột và sẽ được thải ra ở lần đi tiểu đầu tiên của bé. Vào khoảng thời gian mang thai tuần thứ 19, em bé trong bụng mẹ cũng bắt đầu ngủ và thức giấc đều đặn hơn. Đồng thời những tiếng ồn hoặc cử động mạnh của mẹ có thể làm bé thức giấc.
Cơ thể người mẹ trong giai đoạn mang thai tuần thứ 19
Bụng bầu 19 tuần là mấy tháng? Bây giờ mẹ bầu đang mang thai được 5 tháng.
Khi mang thai 19 tuần, những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cùng sự phát triển nhanh chóng của em bé trong bụng là nguyên nhân khiến bạn có thể xuất hiện các triệu chứng mang thai tuần thứ 19 dưới đây:.
- Tay chân phù nề: Vào thời điểm này của thai kỳ, mẹ có thể cảm thấy đau nhức khi tình trạng phù nề tay chân ngày càng nghiêm trọng. Cùng với đó là các triệu chứng chóng mặt, nghẹt mũi và đau lưng. Hãy cố gắng không làm việc quá sức, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày – chắc chắn cơ thể mẹ bầu sẽ cảm thấy tốt hơn nhiều.
- Đau lưng dưới: hầu hết các phụ nữ đều gặp phải triệu chứng đau lưng khi mang thai, đặc biệt là trong các tháng giữa và cuối thai kỳ. Nguyên nhân là do kích thước tử cung tăng lên và sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Các bài tập vận động nhẹ cũng như massage êm ái là phương pháp giúp mẹ giảm bớt tình trạng đau lưng khi mang thai tuần thứ 19.
- Nghẹt mũi và chảy máu cam: Nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao khiến cho lượng máu trong cơ thể tăng theo, các mạch máu trong khoang mũi sưng lên gây ra hiện tượng nghẹt mũi, thậm chí là chảy máu cam.
- Nám da ở chân và cánh tay: oestrogen tăng cao là nguyên nhân khiến các vùng da trên cơ thể phụ nữ mang thai tuần thứ 19 xuất hiện tình trạng đổi màu. Đừng quá lo lắng, sau khi sinh mọi thứ sẽ trở về nguyên bản.
- Chóng mặt: Bạn có thể luôn cảm thấy chóng mặt và choáng váng trong giai đoạn này của thai kỳ. Tạm dừng công việc đang làm, nhẹ nhàng nằm xuống hoặc ngồi nghỉ để cơ thể trở về trạng thái bình thường. Đừng quên uống đủ nước.
- Cân nặng tăng lên: cân nặng tăng lên cũng là dấu hiệu thai nhi 19 tuần khoẻ mạnh trong bụng bầu 19 tuần. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về mức cân nặng lý tưởng trong giai đoạn mang thai của mình, vì thể trạng cơ thể mỗi người là khác nhau. Mẹ đừng lo lắng ăn nhiều sẽ béo, vì cân nặng sẽ giảm xuống sau sinh và điều cần thiết lúc này là mẹ cần ăn đủ chất để thai nhi 19 tuần phát triển khoẻ mạnh.
- Đầy hơi và khó tiêu: Ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước sẽ giúp mẹ giảm thiểu tình trạng này.
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 19
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
Mỗi buổi sáng sớm hoặc trong thời gian rảnh, mẹ nên sắp xếp thời gian cho việc tập luyện thể dục. Tập thể dục không chỉ tốt cho mẹ mà còn rất tốt cho sức khỏe thai nhi. Đi bộ, bơi lội, Yoga hoặc Pilates là những lựa chọn tuyệt vời khi mang thai. Khi mẹ mang thai 19 tuần, đây là thời điểm thích hợp để tăng cường sức mạnh cơ lưng và tập thể dục nói chung sẽ giúp mẹ làm được điều đó. Ngoài ra, thể thao cũng giúp mẹ giải tỏa căng thẳng để giữ tinh thần thoải mái, yêu đời hơn.
≫≫ Xem thêm: Bầu 5 Tháng Nên Ăn Gì?
Mẹ gặp tình trạng chóng mặt
Các mạch máu bị chèn ép, cùng với đó là những áp lực từ tử cung dồn nén lên cột sống và cơ lưng là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy chóng mặt. Đặc biệt là khi mẹ nằm ngửa. Vậy nên hãy cố gắng ngủ nghiêng, hai chân co lại và đặt một chiếc gối giữa 2 đầu gối – cách làm này sẽ giúp mẹ không bị chóng mặt, mất ngủ.
Nói chuyện với bé thường xuyên
Thai nhi 19 tuần tuổi, thính giác của bé phát triển và đã nghe được những tiếng nói chuyện, tiếng nhạc. Các giác quan của bé cũng nhanh nhạy hơn tuần trước và đây là thời điểm lý tưởng để ba mẹ bắt đầu trò chuyện với bé. Để bé cảm nhận được sự vui vẻ, ấm áp chứa chan tình yêu thương của gia đình ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến giai đoạn mang thai tuần thứ 19. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.