- Tất cả những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần đầu tiên
- Mang thai tuần thứ 2 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 3 và những điều mẹ cần ghi nhớ
- Tổng hợp những kiến thức mẹ cần trang bị khi mang thai tuần thứ 4
- Mang thai tuần thứ 5 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 7 và các lưu ý mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 8 – Mẹ bầu cần chú ý những gì?
- Những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 9
- Mang thai tuần thứ 10 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 11 các mẹ phải lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 12 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 13 và những lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 14 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 15 và những lời khuyên dành cho mẹ bầu
- Mang thai tuần thứ 16 và những kiến thức hữu ích dành cho mẹ
- Những điều nhất định phải biết khi mang thai tuần thứ 17
- Những kiến thức mẹ phải biết khi mang thai tuần thứ 18
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 19
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 20
- Mang thai tuần thứ 21 mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 22 và những điều mẹ bầu chưa biết
- Những kiến thức quan trọng khi mang thai tuần thứ 23
- Mang thai tuần thứ 24 mẹ sẽ phải trải qua những gì?
- Mang thai tuần thứ 25 – sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm
- Những điều cần biết khi mang thai tuần thứ 27
- Kiến thức dành cho mẹ mang thai tuần thứ 28
- Mang thai tuần thứ 29 và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 30: Sự phát triển của bé có gì đặc biệt?
- Mang thai tuần thứ 31: Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32
- Mang thai tuần thứ 33: Mẹ và bé thay đổi như thế nào?
- Mang thai tuần thứ 34 – Kiến thức cần thiết dành cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 35
- Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 37: Dấu hiệu sắp sinh và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 38: Thai nhi đã vừa đủ tháng và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 39: Bé yêu đã sẵn sàng chào đời
- Thai tuần thứ 40: Thời khắc mong đợi suốt 9 tháng 10 ngày chính là đây
Ở tuần thai này não của em bé phát triển rất mạnh. Các tế bào thần kinh và những mối liên hệ thần kinh trong não đang phát triển để khi chào đời; bé có đủ khả năng tiếp nhận và phản ứng với kích ứng từ môi trường. Thai nhi 33 tuần cũng đạt đến cột mốc quan trọng – có hệ thống miễn dịch riêng.
Giờ đây em bé không mấy khi cử động quay tròn nữa vì tử cung đã quá chật chội để bé chuyển động kiểu này. Do đó, bạn sẽ cảm thấy có sự thay đổi trong cách chuyển động của bé.
Bảng cân nặng thai nhi 33 tuần và chỉ số phát triển của bé
Vào tuần thứ 33 của thai kỳ, em bé của bạn đã có trọng lượng khoảng 2kg – 2,1 kg và dài thêm khoảng 2,5 cm tức là dài khoảng 46cm. Bé vẫn sẽ tiếp tục tăng cân trong thời gian tiếp theo, trọng lượng tăng khoảng 230g/ tuần. Thai 33 tuần nặng 2kg nằm trong mức chuẩn và mẹ cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng để bé yêu phát triển hoàn thiện đến ngày chào đời.
Các chỉ số thai nhi 33 tuần chuẩn mẹ cần nắm:.
- Đường kính lưỡng đỉnh thai 33 tuần: từ 77-89mm.
- Chiều dài xương đùi: 58 – 70mm.
- Chu vi bụng: 245-334mm.
- Chu vi đâu: 290-326mm.
Khi siêu âm thai nhi 33 tuần, mẹ sẽ thấy bé đã phát triển gần như hoàn thiện.
Nếu mẹ đang lo lắng về dấu hiệu sinh non 33 tuần thì mẹ có thể hoàn toàn an tâm và thở phào nhẹ nhõm. Hầu hết các em bé sinh ra trong khoảng thời gian từ tuần thứ 33 – 37 đều khỏe mạnh bình thường. Các bé có thể nằm trong lồng sơ sinh ít lâu, gặp một vài vấn đề về sức khỏe ngắn hạn; tuy nhiên bé vẫn phát triển bình thường như các bé sinh đủ tháng khác mẹ nhé.
Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 33
Mang thai tuần thứ 33 bạn nhận ra được nhiều sự thay đổi trên cơ thể mình để chuẩn bị cho việc sinh con trong thời gian sắp tới. Chẳng hạn, ngực của bạn đã lớn hơn, vú đã bắt đầu tiết sữa non. Thời điểm thai 33 tuần mẹ lại cảm thấy mệt mỏi, việc tìm kiếm chỗ ngồi thích hợp hay việc ngủ cũng trở thành thử thách lớn cho mẹ trong tuần này.
Ở tuần thứ 33, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như giãn tĩnh mạch, đau dây chằng tròn hay thay đổi móng tay. Sự thay đổi này đôi khi khiến mẹ khó chịu nhưng mẹ hãy cố gắng vì con yêu nhé.
Những triệu chứng thường gặp ở bà bầu mang thai tuần thứ 33
- Thai nhi chuyển động mạnh.
Sản phụ có thể kiểm tra các cử động của thai nhi trong trong tuần thai này vào buổi sáng và tối. Nếu có những chuyển động mạnh hoặc thai nhi 33 tuần ít đạp ( ít hơn 10 cử động thai), mẹ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
- Suy tĩnh mạch.
Đây là triệu chứng mà hầu như mẹ bầu mang thai tuần thứ 33 nào cũng gặp phải. Đây là triệu chứng vô hại, không gây đau đớn và biến mất khi mẹ sinh bé. Vì thế bạn đừng lo lắng quá.
- Đau dây chằng tròn.
Hiện tượng này xảy ra khi bà bầu thay đổi vị trí đột ngột. Cơn đau nhoi nhói ở bụng như cảm giác bị gai đâm, có thể kéo dài trong vài giờ. Hãy vận động chân của bạn một chút để giảm thiểu cơn đau này.
- Khó thở.
Trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn dần có thể chèn ép đến phổi và khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở. Mẹ hãy khắc phục ngay bằng cách đứng thẳng lưng nhé.
- Cơn co thắt chuyển dạ giả Braxton Hicks.
Cơn chuyển dạ giả này thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 3 và những bà bầu đã từng mang thai trước đó. Hãy khắc phục cơn đau bằng cách thay đổi tư thế. Mẹ hãy học cách phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ nhé.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 33
Bầu 33 tuần nên ăn gì là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm ở thời điểm này. Thai 33 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là hợp lý? Nên tăng cân như thế nào để vào con chứ không vào mẹ? Kiến thức dưới dây mà Blog mẹ và bé giới thiệu sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc này.
Mang thai 33 tuần mẹ thường tăng thêm trung bình từ 10 – 12,7kg so với lúc bắt đầu mang thai. Ở thời điểm này cho đến lúc gần sinh bé tức là tháng thứ 9 của thai kỳ; một nửa trọng lượng tăng thêm của mẹ sẽ truyền sang thai nhi.
Mang thai tuần thứ 33, mẹ nên bổ sung thêm Omega -3 để giúp trí não và thị lực của bé phát triển. DHA còn giúp ngừa chuyển dạ sinh non 33 tuần và chống trầm cảm sau sinh. Mẹ có thể ăn cá rô phi, cá hồng, cá hồi, cá da trơn hoặc tảo và trứng để bổ sung lượng DHA cần thiết.
Canxi và vitamin D rất quan trọng đối với người mẹ và thai nhi. Nguồn thực phẩm bổ sung cho thai phụ vitamin D và canxi tốt nhất là sữa, sữa chua, phô mai. Ngoài ra, các nhóm thực phẩm khác như tinh bột, đạm, chất béo mẹ cũng cần bổ sung đủ ở thời điểm này.
Các dấu hiệu của chuyển dạ sớm, sinh non tuần 33
Mẹ đã bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ và việc nắm được các dấu hiệu của chuyển dạ sớm; dấu hiệu sinh non 33 tuần là cần thiết. Cho dù em bé hiện tại chưa được đủ tháng nhưng nhiều trường hợp có thể chuyển dạ sớm hơn dự định. Dưới đây là một số dấu hiệu của chuyển dạ sớm mẹ cần lưu ý.
- Các cơn gò ngày càng đều đặn và càng gần nhau hơn.
- Đau lưng ở vùng lưng dưới, các cơn đau sẽ không bớt đi cho dù bạn thay đổi tư thế ; hay thực hiện hành động nào khác nhằm xoa dịu bớt đi.
- Rỉ dịch âm đạo.
- Có dấu hiệu buồn nôn, nôn, tiêu chảy thì nên đến khám bác sĩ ngay.
- Tăng áp lực trong khung chậu hoặc âm đạo.
- Tăng tiết dịch âm đạo.
- Chảy máu âm đạo.
Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 33
Thai nhi 33 tuần là giai đoạn mẹ dành nhiều thời gian tại phòng khám của bác sĩ hơn bao giờ hết. Do đó, mẹ hãy thực hiện khám thai thường xuyên để kiểm tra chỉ số phát triển của bé; đồng thời dự đoán thời gian dự kiến sinh.
Mang thai tuần thứ 33 mẹ nên tập thể dụng nhẹ nhàng, làm tăng trương lực cơ thậm chí ngăn ngừa mất xương. Đi bộ hay vận động nhẹ cũng rất tốt cho quá trình chuyển dạ.
Thời gian này, mẹ đừng quá lo lắng về ngày sinh sắp đến mà hãy thư giãn và ngủ đủ giấc. Việc tham gia các khóa học tiền thai sản cũng rất cần thiết. Mẹ hãy sắm cho bé yêu những món đồ cần thiết khi ngày sinh đang sắp cận kề. Đây là giai đoạn thai tương đối nhạy cảm nên mọi hành động của mẹ cần hết sức lưu ý.
Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 33. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.