- Tất cả những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần đầu tiên
- Mang thai tuần thứ 2 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 3 và những điều mẹ cần ghi nhớ
- Tổng hợp những kiến thức mẹ cần trang bị khi mang thai tuần thứ 4
- Mang thai tuần thứ 5 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 7 và các lưu ý mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 8 – Mẹ bầu cần chú ý những gì?
- Những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 9
- Mang thai tuần thứ 10 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 11 các mẹ phải lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 12 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 13 và những lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 14 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 15 và những lời khuyên dành cho mẹ bầu
- Mang thai tuần thứ 16 và những kiến thức hữu ích dành cho mẹ
- Những điều nhất định phải biết khi mang thai tuần thứ 17
- Những kiến thức mẹ phải biết khi mang thai tuần thứ 18
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 19
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 20
- Mang thai tuần thứ 21 mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 22 và những điều mẹ bầu chưa biết
- Những kiến thức quan trọng khi mang thai tuần thứ 23
- Mang thai tuần thứ 24 mẹ sẽ phải trải qua những gì?
- Mang thai tuần thứ 25 – sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm
- Những điều cần biết khi mang thai tuần thứ 27
- Kiến thức dành cho mẹ mang thai tuần thứ 28
- Mang thai tuần thứ 29 và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 30: Sự phát triển của bé có gì đặc biệt?
- Mang thai tuần thứ 31: Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32
- Mang thai tuần thứ 33: Mẹ và bé thay đổi như thế nào?
- Mang thai tuần thứ 34 – Kiến thức cần thiết dành cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 35
- Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 37: Dấu hiệu sắp sinh và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 38: Thai nhi đã vừa đủ tháng và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 39: Bé yêu đã sẵn sàng chào đời
- Thai tuần thứ 40: Thời khắc mong đợi suốt 9 tháng 10 ngày chính là đây
Thai nhi tuần 31 tiếp tục phát triển não bộ và cơ thể một cách toàn diện. Hàng tỷ tỷ liên kết não được hình thành và dần hoàn thiện để bé có thể sử dụng tất cả năm giác quan của mình ở thời điểm này. Vào tuần thai thứ 31, bé có trọng lượng khoảng 1,4 kg – 1,5 kg và có chiều dài khoảng 41 cm. Khi gần bước vào giai đoạn tháng thứ 8 của thai kỳ; lớp mỡ tích tụ dưới da ngày càng nhiều và làn da của bé càng trở nên căng mịn hơn.
- Thính giác của bé đã thực sự phát triển. Bé có thể phản ứng lại với âm thanh to và di chuyển theo điệu nhạc yêu thích.
- Em bé của bạn đã có khả năng quay đầu từ bên này sang bên kia.
- Cơ quan sinh dục cũng hoàn thiện hơn ở tuần thứ 31. Ở bé trai, hai tinh hoàn di chuyển từ thận qua bẹn đến bìu. Ở bé gái, có thể nhìn thấy âm vật nhưng môi âm hộ vẫn phát triển để che nó.
- Phổi bé vẫn tiếp tục phát triển nhưng chưa hoàn toàn trưởng thành.
- Trong tuần thai này, bé tiền hành nuốt nước ối và thải ra khoảng 250ml nước tiểu mỗi ngày. Lượng nước ối trong bụng mẹ lúc này khoảng 1 lít.
- Sự hiếu động của bé vẫn không thuyên giảm; bé thường xuyên quay bên này, ngó đạp bên kia và nhào lộn nhiều lần trong ngày. Nhưng đây đều là dấu hiệu hết sức bình thường.
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ bầu mang thai tuần thứ 31
Khi mang thai được 31 tuần tuổi, tử cung của mẹ phình to dẫn đến nhiều bất tiện đến hoạt động hàng ngày. Đây cũng là thời điểm nhiều mẹ có thể gặp dấu hiệu sinh non tuần 31 mẹ cần phải lưu tâm.
- Đi tiểu thường xuyên: Do trọng lượng của em bé và tử cung áp lực nhiều lên bàng quang khiến không gian chứa nước tiểu bị thu hẹp. Mẹ bầu sẽ muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Hãy đảm bảo bàng quang của mẹ trống để không gây khó chịu cho cả mẹ và bé.
- Giãn tĩnh mạch: Các mạch máu chịu áp lực do sự đè nén của tử cung kết hợp với hormon thai kỳ khiến mẹ gặp phải tình trạng giãn tích mạch. Lời khuyên cho mẹ trong thời điểm này là nên đi bộ hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để lưu thông máu.
- Dịch tiết ra từ vú: Thi thoảng mẹ có thể thấy dịch được tiết ra từ vú. Đây là sữa non chứa đạm, chất béo và khoáng chất. Hai bầu ngực của mẹ tiếp tục phát triển to do tuyến sữa phát triển và lưu lượng máu tăng.
- Khó thở: Đây là triệu chứng thường gặp của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 31.
- Táo bón, ợ chua: Trong tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng táo bón và ợ chua. Tắc nghẽn các mạch máu vùng chậu; kết hợp với tăng áp lực ổ bụng và nhu động ruột thứ phát sau táo bón có thể gây trĩ. Mẹ cần bổ sung nhiều chất xơ và uống nước.
- Cơn gò sinh lý Braxon Hicks.
Thai 31 tuần đau bụng lâm râm mẹ phải làm gì?
Trong những tuần cuối của thai kỳ; nhiều mẹ bầu cảm nhận được những cơn co thắt nhẹ của tử cung. Thai 31 tuần gò cứng bụng hay đau bụng lâm râm là dấu hiệu bình thường nếu nó chỉ thi thoảng xảy ra. Nếu mẹ thấy có đến 5 hay 6 cơn gò trong một giờ thì hãy lập tức đến ngay bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu sinh non tuần 31.
Ở tuần thai này, nếu xuất hiện các cơn đau bụng lâm râm hay các cơn gò cứng bụng; bạn cần phân biệt cơn đau bụng ấy từ đâu. Cơn gò sinh lý có đặc điểm sau:.
- Kéo dài khoảng 30 giây, xuất hiện bất chợt, không thành cơn.
- Không có cảm giác đau đớn nhưng căng tức vùng bụng dưới.
- Những cơn đau tức cũng không phải gò tử cung mà do rối loại tiêu hóa hay tăng nhu động ruột do tử cung chèn ép, không đáng ngại.
Nếu thai 31 tuần đau bụng lâm râm bạn hãy theo dõi những cơn đau này để kịp thời có biện pháp xử lý. Cơn gò chuyển dạ báo hiệu dấu hiệu sinh non ở tuần 31 có cường độ đau ngày càng mạnh và tuần suất dày hơn; đau bụng dưới thành từng cơn, ra nhầy hồng âm đạo hoặc ra ối. Hãy đi khám ngay nếu bạn thấy xuất hiện các đặc điểm này nhé.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết ở tuần thai thứ 31?
Đây là thời điểm mà mẹ bầu sẽ phải đi khám thường xuyên hơn. Khám thai tuần thứ 31 mẹ bầu sẽ được kiểm tra lại huyết áp và trọng lượng của mẹ. Các dấu hiệu hay triệu chứng bất thường mà mẹ hay gặp trong thời gian này cũng cần được thông báo ngay với bác sĩ. Ở lần khám thai tuần thứ 31; bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của em bé bằng cách đo kích thước tử cung. Do đó, mẹ sẽ có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp để bé được phát triển toàn diện.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 31
Chỉ còn gần 9 tuần nữa thôi là em bé của bạn sẽ chào đời. Đây là lúc mà mẹ nên chuẩn bị tâm lý cũng như kinh tế để chào đón sự ra đời của bé yêu. Khi mang thai tuần thứ 31, bạn nên làm một số điều sau:.
- Bắt đầu tiết kiệm một khoản để giúp cân bằng ngân sách sau khi mẹ sinh em bé. Tiết kiệm là việc bạn cần làm ở giai đoạn này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho em bé của bạn.
- Hãy chú ý lịch sinh hoạt của thai nhi; theo dõi thai nhi và những sự bất thường nếu có để gặp bác sĩ kịp thời.
- Mẹ bầu nên bị bộ nhẹ nhàng và không mang vác gì để cho mạch máu được lưu thông.
- Đối với các mẹ bị chứng nhau tiền đạo, không nên vận động quá nhiều. Việc đi bộ tốc độ cao cũng không an toàn tuyệt đối cho mẹ có huyết áp cao.
Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 31. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.