Mang thai tuần thứ 29 và lời khuyên dành cho mẹ

This entry is part 29 of 40 in the series 9 tháng 10 ngày

Mang thai tuần thứ 29 và lời khuyên dành cho mẹ

Thai nhi tuần thứ 29 đạp thường xuyên hơn và đây là dấu hiệu cho thấy bé của mẹ đang phát triển tốt và đang rất ổn. Chỉ số thai nhi 29 tuần có sự tăng nhẹ so với thai nhi của tuần thứ 28. Tuần này, bé của mẹ đã nặng tầm 1,2 – 1,3 kg và có chiều dài khoảng 38 – 39cm. Chiều dài của thai nhi ở tuần này chỉ ít hơn khỏang 8 – 10 cm so với chiều dài thật của bé khi chào đời. Bé của mẹ vẫn sẽ tập trung phát triển về chiều cao và cân nặng trong những tuần kế tiếp. Lưu ý, trọng lượng của thai nhi giới tính nam thường nặng hơn trọng lượng của thai nhi giới tính nữ. Vì thế, mẹ cũng đừng lo lắng về việc thai nhi 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn.

Sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể thai nhi tuần thứ 29

Mang thai tuần thứ 29 là lúc mẹ thấy những vết rạn xuất hiện ngày càng nhiều và sự tăng cân ngày nhiều hơn. Biểu hiện này cho thấy bé yêu của bạn đang lớn và cần nhiều năng lượng hơn để tiếp tục phát triển. Đây là thời điểm cơ bắp, phổi và hệ xương khớp của bé đang dần hoàn thiện hơn; thai nhi ngày càng trở nên cứng cáp.

Sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể của thai nhi đạt đến tuần thứ 29.

Não của bé cũng phát triển nhanh chóng trong thời điểm này; nên mẹ cần tăng thêm dinh dưỡng cho bé. Em bé cũng đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Móng tay, móng chân và lớp mỡ dưới da của thai nhi 29 tuần ngày càng hoàn thiện hơn; chuẩn bị cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ.

Ở tuần thai này, em bé của bạn thông thường sẽ di chuyển ít nhất 10 lần trong 2 giờ. Hãy đếm cử động thai của bé để theo dõi con yêu. Trong trường hợp thai nhi 29 tuần đạp nhiều hơn hay ít hơn so với số lần đếm thai máy thông thường; mẹ hãy đi gặp bác sĩ ngay để biết được nguyên nhân chính xác. Nếu thai nhi 29 tuần đạp nhiều, có thể đây là dấu hiệu thai nhi bị dây rốn quấn cổ, thiếu oxi hoặc thiếu dưỡng chất….

Thai 29 tuần đã quay đầu chưa?

Phần lớn thời gian thai nhi nằm trong bụng mẹ ở trong tư thế quay mông xuống hướng xuống cổ tử cung. Khi em bé sắp chào đời, bé sẽ quay đầu xuống dưới để việc chào đời dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải thời gian thai nhi quay đầu của mỗi bé đều giống nhau. Do đó, nhiều mẹ bầu mang thai tuần thứ 29 thường lo lắng; không biết em bé đã quay đầu ở thời điểm này hay chưa?

Có phải thai nhi đã quay đầu ở tuần thứ 29 chưa?

Theo các chuyên gia, thời gian thai nhi quay đầu sẽ phụ thuộc vào số lần mang thai của mẹ. Có đến 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29. 20% còn lại, thai nhi sẽ quay đầu sớm hoặc muộn hơn. Đối với các mẹ mang thai lần thứ 2 trở lên, em bé ở tuần 36-37 mới chịu quay đầu. Để biết thai nhi 29 tuần đã quay đầu chưa, mẹ hãy đi siêu âm và thăm khám với bác sĩ nhé. Hình ảnh siêu âm thai nhi 29 tuần cho phép mẹ biết được điều đó.

Lưu ý dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 29

Như đã phân tích ở trên, không chỉ thai nhi 29 tuần có nhiều thay đổi mà mẹ bầu cũng có nhiều thay đổi ở tuần thai này. Nhiều mẹ gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân; hoặc gặp tình trạng mệt mỏi, chán nản. Cân nặng của mẹ tăng trong thời điểm này trung bình từ 8.6 đến 11,3 kg. Bụng của mẹ ở tuần thai này càng lúc càng lớn và càng nhô ra. Vì thế, khi đứng thẳng, nhiều mẹ bầu rất khó nhìn thấy bàn chân của mình.

Chú ý dành cho phụ nữ mang bầu vào tuần thứ 29

Ngực của mẹ cũng lớn hơn và có xuất hiện tình trạng tiết sữa non. Thời gian này, mẹ nên chọn kích cỡ áo ngực phù hợp và mặc áo tối màu kèm theo miếng lót thấm sữa; tránh việc sữa từ đầu ti rỉ ra làm ướt áo. Chứng tiểu nhiều ở tuần thai thứ 29 vẫn kéo dài; vì trọng lượng của bé đè lên tử cung của mẹ. Mẹ đừng nín tiểu hay đi tiểu vội vàng nhé.

Thai 29 tuần gò nhiều – Thai 29 tuần đạp bụng dưới

Các bộ phận cơ thể của thai nhi 29 tuần hầu như đã phát triển gần hết. Tuy nhiên, không gian của tử cung khiến bé cảm thấy chật chội hơn mặc dù vẫn còn 1 số sỗ cho bé chuyển động. Ở tuần thai này, em bé khá hiếu đội và thúc bụng mẹ khá nhiều.

Bụng dưới của thai ở tuần thứ 29 có nhiều gò - Thai 29 tuần đạp bụng dưới

Trong trường hợp thai nhi 29 tuần gò nhiều hay thai nhi 29 tuần đạp bụng dưới; bạn nên theo dõi cử động thai nhi. Nếu cử động thai có bất thường bạn hãy thông báo ngay với bác sĩ. Hãy nằm ở tư thế tốt nhất cho bà bầu là nghiêng về bên trái; giúp em bé của bạn có nhiều oxi hơn, đồng thời mẹ cũng giảm được hiện tượng phù tay phù chân.

Có thể bạn quan tâm:Mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh?

Thai giáo tuần thứ 29 – nuôi dậy con từ trong bụng mẹ

Thai giáo là một trong những phương pháp được nhiều nước tiên tiến trên thế giới nhằm giáo dục con ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Đối với nhiều mẹ bầu tại Việt Nam, phương pháp thai giáo ngày càng trở nên phổ biến hơn. Thai giáo tuần thứ 29 được thực hiện thông qua các giác quan của bé; giúp bé thích nghi hơn với cuộc sống ngoài bụng mẹ.

Thai giáo tuần 29 - nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung.

Thai nhi tuần thứ 29 hầu như đã phát triển đầy đủ các cơ quan và bé đã biết phản ứng lại với âm thanh, ánh sáng mạnh. Do đó, thai giáo tuần thứ 29 mẹ có thể thực hiện thai giáo bằng thính giác, thai giáo bằng thị giác. Thai giáo bằng xúc giác, thai giáo bằng khứu giác và thai giáo bằng vị giác đã thực hiện từ tuần thứ 8, tuần thứ 13 mẹ vẫn tiếp tục áp dụng ở thời điểm này.

Thai giáo tuần 29 - nuôi dưỡng thai nhi trong tử cung.

Mẹ có thể cho bé nghe nhạc với những bản nhạc có tiết tấu nhẹ nhàng, thường xuyên trò chuyện với thai nhi. Thời gian nhẹ nhạc hợp lý khoảng 2-3 lần 1 ngày; mỗi lần khoảng 20p. Đối với việc thai giáo bằng thị giác; mẹ nên chọn chỗ ngồi thoải mái sau đó dùng đèn pin di chuyển dọc theo bụng. Tốc độ di chuyển của đèn chậm và nhẹ nhàng cho phép mẹ thấy phản ứng của trẻ. Mẹ có thể nói chuyện với bé khi thực hiện tai giáo. Lưu ý, chỉ nên thực hiện thai giáo bằng ánh sáng ngắn khoảng 5 phút và 2-3 lần 1 tuần.

Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 29

Em bé của bạn đang lớn dần, bởi vậy mẹ nên có những hoạt động cần thiết để tập trung cho sự phát triển của trẻ. Điều quan trọng nhất với mẹ mang thai tuần thứ 29 là có chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Mẹ cần nạp đủ canxi để bé phát triển hệ dây thần kinh, hệ cơ, tim và răng. Mẹ nên ăn thức ăn giàu canxi như sữa chua ít béo; sữa đậu nành, bông cải xanh. Các chất dinh dưỡng cần thiết khác cũng cần được bổ sung kịp thời như vitamin C, đạm, sắt….

Lời gợi ý dành cho bà bầu đang mang thai vào tuần thứ 29.

Mang thai tuần thứ 29 là tuần thứ 2 của tam cá nguyệt thứ 3. Do đó, mẹ cần có sự nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng, hợp lý để bé yêu được phát triển tốt nhất. Mẹ cũng cần học cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ; các cơn gò sinh lý để gặp bác sĩ kịp thời.

Thai nhi tuần thứ 29 cũng có thể là thời gian bạn kết thúc việc bạn đi khám thai hàng tháng; thay vào đó là việc đi khám thai thường xuyên hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 29. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.

Series Navigation<< Kiến thức dành cho mẹ mang thai tuần thứ 28Mang thai tuần thứ 30: Sự phát triển của bé có gì đặc biệt? >>

Related Posts

Thai tuần thứ 40: Thời khắc mong đợi suốt 9 tháng 10 ngày chính là đây

Mang thai tuần thứ 39: Bé yêu đã sẵn sàng chào đời

Mang thai tuần thứ 38: Thai nhi đã vừa đủ tháng và lời khuyên cho mẹ

Mang thai tuần thứ 37: Dấu hiệu sắp sinh và lời khuyên cho mẹ

Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?

Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 35