- Tất cả những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần đầu tiên
- Mang thai tuần thứ 2 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 3 và những điều mẹ cần ghi nhớ
- Tổng hợp những kiến thức mẹ cần trang bị khi mang thai tuần thứ 4
- Mang thai tuần thứ 5 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 7 và các lưu ý mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 8 – Mẹ bầu cần chú ý những gì?
- Những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 9
- Mang thai tuần thứ 10 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 11 các mẹ phải lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 12 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 13 và những lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 14 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 15 và những lời khuyên dành cho mẹ bầu
- Mang thai tuần thứ 16 và những kiến thức hữu ích dành cho mẹ
- Những điều nhất định phải biết khi mang thai tuần thứ 17
- Những kiến thức mẹ phải biết khi mang thai tuần thứ 18
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 19
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 20
- Mang thai tuần thứ 21 mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 22 và những điều mẹ bầu chưa biết
- Những kiến thức quan trọng khi mang thai tuần thứ 23
- Mang thai tuần thứ 24 mẹ sẽ phải trải qua những gì?
- Mang thai tuần thứ 25 – sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm
- Những điều cần biết khi mang thai tuần thứ 27
- Kiến thức dành cho mẹ mang thai tuần thứ 28
- Mang thai tuần thứ 29 và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 30: Sự phát triển của bé có gì đặc biệt?
- Mang thai tuần thứ 31: Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32
- Mang thai tuần thứ 33: Mẹ và bé thay đổi như thế nào?
- Mang thai tuần thứ 34 – Kiến thức cần thiết dành cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 35
- Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 37: Dấu hiệu sắp sinh và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 38: Thai nhi đã vừa đủ tháng và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 39: Bé yêu đã sẵn sàng chào đời
- Thai tuần thứ 40: Thời khắc mong đợi suốt 9 tháng 10 ngày chính là đây
Thai 15 tuần tuổi nặng bao nhiêu?
Thai nhi 15 tuần tuổi, bé sẽ có chiều dài khoảng 11,4 cm và trọng lượng khoảng 57 – 65 gram. Lớp lông tơ xuất hiện ở tuần thứ 14 sẽ dần lộ rõ, tóc và lông mày có thể xuất hiện.
Mốc quan trọng nhất của tuần này là sự hình thành 3 xương ở tai trong. Nhờ đó, em bé có thể cảm nhận được ngôn ngữ từ môi trường bên ngoài vào tuần thứ 16. Lúc này, ba mẹ có thể trò chuyện với con yêu, cho bé nghe nhạc cũng như hát ru để gắn kết thêm tình cảm giữa ba mẹ và em bé trong bụng. Chắc hẳn đứa con mà bạn sinh ra sẽ là đứa bé giàu tình cảm, yêu thương mẹ cha và những người xung quanh nếu ba mẹ chăm chỉ bồi đắp tình cảm với bé ngay từ khi chưa lọt lòng.
Phản xạ thị giác thai nhi 15 tuần tuổi cũng đang được hình thành. Đôi mắt tuy vẫn đang khép chặt nhưng bé đã có thể cảm nhận được ảnh sáng. Giai đoạn này, vị giác của bé cũng tương đối phát triển. Tuy nhiên, bé vẫn chưa thể cảm nhận và phân biệt được các vị đắng, cay, mặn, ngọt.
Thai 15 tuần đã biết trai hay gái?
Bộ phận sinh dục thai nhi 15 tuần tuổi đã tương đối hoàn thiện ở cả bé trai lẫn bé gái. Bác sĩ có thể xác định giới tính thai nhi 15 tuần thông qua siêu âm. Tuy nhiên, tỷ lệ sai sót ở thời điểm này vẫn tương đối cao. Ba mẹ cần đợi lần siêu âm thứ 3 để cho kết quả giới tính em bé trong bụng mẹ chính xác nhất.
Thai 15 tuần là bao nhiêu tháng?
Mang thai đến tuần thứ 15 nghĩa là mẹ đang ở giai đoạn tháng thứ 4 của thai kỳ, chỉ vài tháng nữa thôi là bạn có thể nhìn tận mắt, sờ tận tay đứa con bé bỏng của mình rồi.
Thai nhi 15 tuần đã an toàn?
Đây cũng là thời điểm mẹ đã bước sang giai đoạn 2 mang thai, tức là tam nguyệt cá thứ 2. Em bé giai đoạn này đã bám tương đối chắc vào thành tử cung người mẹ, do vậy thai nhi 15 tuần có nguy cơ sảy thai thấp hơn giai đoạn trước. Tuy nhiên, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan, vẫn cần thận trọng trong chế độ sinh hoạt và ăn uống.
Sự thay đổi trên cơ thể người mẹ ở tuần thai thứ 15
Mang thai tuần thứ 15 – Trong tuần này, bụng mẹ cũng bắt đầu to hơn đáng kể so với tuần trước. Cân nặng cũng bắt đầu tăng nhanh, mẹ vẫn cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng để em bé phát triển khoẻ mạnh trong giai đoạn này. Nôn mửa và chóng mặt dần dần biến mất, tuy nhiên mẹ bầu tuần 15 vẫn phải đối mặt với một số vấn đề:.
- Những cơn đau bụng dưới vẫn tiếp diễn bởi em bé ngày càng lớn lên, chiếm diện tích khiến dây chằng bị kéo giãn tới giới hạn của nó.
- Sức đề kháng trong thời kỳ mang thai giảm, mẹ dễ mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, ho, sốt mặc dù thời tiết không thay đổi thất thường.
- Da không còn căng bóng, núm vú, quầng vú, nách và đùi trong bắt đầu xuất hiện những vết thâm nám và sạm đen.
- Sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể và khoang mũi có thể khiến mẹ bị chảy máu cam.
- Tâm trạng thay đổi thất thường, bất kỳ tác động nhỏ nào cũng khiến mẹ phải suy nghĩ và cảm thấy không vui. Đồng thời, tâm trí người mẹ lúc này tương đối mơ hồ khiến mọi việc không được tập trung, trí nhớ không được tốt cho lắm.
Mang thai 15 tuần, mẹ nên chú ý những gì?
Tuần thứ 15 mang thai là thời gian cơ thể mẹ tương đối thoải mái để ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để bồi bổ em bé trong bụng. Từ tuần này, mẹ cần quan tâm đặc biệt đến cân nặng để đảm bảo cơ thể đăng đầy đủ chất, em bé trong bụng đang phát triển khoẻ mạnh. Mang thai tuần 15 ăn gì? Mẹ nên ăn đủ các loại thức ăn có chứa axit folic, đạm, sắt, canxi, vitamin có trong thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả và các loại hạt. Không nên ăn thực phẩm chưa được chế biến, hoa quả có tính hàn, đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ và chất bảo quản gây hại tới sức khỏe thai nhi.
Bên cạnh đó, mẹ bầu mang thai tuần thứ 15 nên tăng cường sức khỏe thông qua vận động. Mang thai tuần 15 tập gì? Hãy chú ý lựa chọn bài tập có tính an toàn và thoải mái nhất – yoga, bơi lội, đi bộ và đạp xe là những gợi ý thể bỏ qua. Chỉ cần dành ra 30 phút tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, chắc chắn mẹ bầu sẽ có một cơ thể thật khỏe mạnh để sẵn sàng cho việc sinh nở trong vài tháng nữa. Đồng thời cũng giúp duy trì vóc dáng săn chắc và quyến rũ sau sinh.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ liên quan đến tuần thai thứ 15. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.