- Tất cả những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần đầu tiên
- Mang thai tuần thứ 2 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 3 và những điều mẹ cần ghi nhớ
- Tổng hợp những kiến thức mẹ cần trang bị khi mang thai tuần thứ 4
- Mang thai tuần thứ 5 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 6 và những điều mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 7 và các lưu ý mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 8 – Mẹ bầu cần chú ý những gì?
- Những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 9
- Mang thai tuần thứ 10 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 11 các mẹ phải lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 12 và những điều mẹ nên biết
- Mang thai tuần thứ 13 và những lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 14 và những kiến thức mẹ cần biết
- Mang thai tuần thứ 15 và những lời khuyên dành cho mẹ bầu
- Mang thai tuần thứ 16 và những kiến thức hữu ích dành cho mẹ
- Những điều nhất định phải biết khi mang thai tuần thứ 17
- Những kiến thức mẹ phải biết khi mang thai tuần thứ 18
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 19
- Những kiến thức mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 20
- Mang thai tuần thứ 21 mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 22 và những điều mẹ bầu chưa biết
- Những kiến thức quan trọng khi mang thai tuần thứ 23
- Mang thai tuần thứ 24 mẹ sẽ phải trải qua những gì?
- Mang thai tuần thứ 25 – sự phát triển của thai nhi và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 26 – Những điều cơ bản mẹ cần nắm
- Những điều cần biết khi mang thai tuần thứ 27
- Kiến thức dành cho mẹ mang thai tuần thứ 28
- Mang thai tuần thứ 29 và lời khuyên dành cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 30: Sự phát triển của bé có gì đặc biệt?
- Mang thai tuần thứ 31: Sự phát triển của bé và lời khuyên cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 32
- Mang thai tuần thứ 33: Mẹ và bé thay đổi như thế nào?
- Mang thai tuần thứ 34 – Kiến thức cần thiết dành cho mẹ
- Kiến thức cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 35
- Mang thai tuần thứ 36: Con phát triển ra sao và mẹ cần lưu ý những gì?
- Mang thai tuần thứ 37: Dấu hiệu sắp sinh và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 38: Thai nhi đã vừa đủ tháng và lời khuyên cho mẹ
- Mang thai tuần thứ 39: Bé yêu đã sẵn sàng chào đời
- Thai tuần thứ 40: Thời khắc mong đợi suốt 9 tháng 10 ngày chính là đây
Mang thai tuần thứ 35 được đánh giá là một tuần thai ổn định khi em bé của bạn đang có những hoàn thiện để chuẩn bị chào đời. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan; vì những sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chỉ số thai nhi 35 tuần như thế nào là ổn định? Thai 35 tuần mổ được không hay nhiều câu hỏi khác liên quan đến sự phát triển của thai nhi, sự thay đổi của mẹ bầu. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này. Cùng theo dõi kiến thức hữu ích dành cho mẹ bầu mang thai 35 tuần dưới đây nhé.
Có thể nói thời điểm thai nhi 35 tuần là tháng ngày mẹ bầu cảm thấy yên tâm nhất. Thai nhi đã đi vào giai đoạn ổn định và sẵn sàng cho ngày chuyển dạ. Nhiều mẹ cảm thấy thai nhi 35 tuần dường như ” trầm ” hơn so với những tuần thai trước đó. Lý do đơn giản là bởi không gian trong tử cung của mẹ đã trở nên chật chội so với bé. Bé sẽ trầm tĩnh hơn và sẽ có những cú đáp khi bạn nói chuyện hay hát cho bé nghe.
Thai nhi 35 tuần tuổi chỉ còn một số cơ quan vẫn đang tiếp tục hoàn thiện như phổi. Não của bé cũng tiếp tục phát triển nhanh chóng. Các lớp lông tơ bảo vệ quanh cơ thể bé đang dần biến mất.
Hầu hết thai nhi ở tuần thứ 35 đã xoay đầu và bé nằm ở tư thế đầu chúc xuống dưới. Nếu thông qua hình ảnh siêu âm mà bé chưa tự làm được; có thể cần sự can thiệp của bác sĩ để xoay ngôi thai từ bên ngoài.
Chỉ số thai nhi 35 tuần
Thai 35 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Thai nhi 35 tuần bé vẫn phát triển và tăng cân đều đặn. Ở thời gian này, bé tăng khoảng 250g/ tuần. Thai 35 tuần nặng 2,3 kg – 2,5 kg và có chiều dài khoảng 50 -51 cm. Lúc này, các cơ quan nội tạng của bé đã phát triển hoàn thiện; thận của bé đã phát triển đầy đủ và gan đã có thể xử lý một số sản phẩm thải.
Đến tuần 35, cơ thể bé có khoảng 15 % chất béo; và con số này tăng lên đến 30% ở thời điểm bé chào đời. Bé tập trung tăng về trọng lượng và chất béo; giúp da bé bớt nhăn nheo khi rời khỏi bụng mẹ; đồng thời chúng giúp bé giữ ấm cơ thể khi ra khỏi tử cung mẹ.
Thai 35 tuần mổ được không?
Sinh non khá phổ biến ở những bà mẹ thai đôi hoặc nhiều hơn. Sinh non cũng có thể gặp nếu bạn bị các biến chứng như tiền sản giật; hay nhiễm trùng đường tiết niệu. Đôi khi, tử cung mẹ quá yếu; hay giãn nở quá sớm cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ sinh non.
Trẻ sinh non ở tuần thứ 35 không quá đáng quan ngại về sức khỏe; mặc dù hệ hô hấp của bé vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh. Thai 35 tuần mổ được không? Câu trả lời là : Có. Nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào; bác sĩ có thể mổ bắt thai ở tuần này. Tuy nhiên, việc mổ chủ động ở tuần 35 là không nên. Hãy để bé phát triển và hoàn thiện hết cho đến khi bé sẵn sàng chào đời. Nếu bé sinh non ở tuần thứ 35 sẽ cần được chăm sóc đặc biệt trong lồng ấp để bé tiếp tục phát triển hoàn thiện.
Sự thay đổi của mẹ bầu mang thai tuần thứ 35
Mang thai tuần thứ 35 là thời điểm bé cưng của bạn đã gần như phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn gặp phải một số triệu chứng khó chịu; và có một số thay đổi ở tuần thai này. Bạn có thể thức dậy với một một khuôn mặt hơi sưng húp hay mắt cá chân hơi sưng vào cuối ngày. Thai 35 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg? Trọng lượng của thai phụ thường tăng trung bình từ 13 đến 15 kg so với thời điểm chưa mang thai. Cân nặng của mẹ tăng thời điểm này cũng có một nửa được chuyển qua cho bé. Mẹ hãy tăng cân hợp lý, tăng chậm và ổn định so với thời gian trước đó.
Nhiều mẹ bầu mang thai 35 tuần sẽ thấy lưng bị đau, bàng quang không chứa nổi vài mililits khiến mẹ đi tiểu ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi của ngôi thai chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Với tình trạng này, mẹ đừng nên giảm lượng nước nạp vào mỗi ngày nhé. Hãy bổ sung tiếp tục nước thường xuyên và chịu khó đi tiểu hơn để bé của bạn được an toàn.
Các triệu chứng thường gặp và cách cải thiện
Mẹ bầu mang thai tuần thứ 35 hãy lưu lại ngay những triệu chứng thường gặp và cách cải thiện chúng để có sự thoải mái hơn nhé.
- Giãn tĩnh mạch: Giãn tĩnh mạch thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ. Các tĩnh mạch ở chân bắt đầu đau hoặc ngứa do sức nặng của thai nhi gây sức ép lên tĩnh mạch. Mẹ bầu nên sử dụng đôi tất chống giãn tĩnh mạch để cải thiện tình trạng này nhé.
- Đau đầu, chóng mặt: Đây là hiện tượng mà nhiều mẹ bầu gặp phải ở thời điểm thai 35 tuần. Hãy nghỉ ngơi và đi ra ngoài để có thêm không khí. Nếu tình trạng này vẫn không cải thiện mà ngày càng thêm nghiêm trọng; mẹ bầu hãy nhờ ngay sự tư vấn của bác sĩ để có loại thuốc giảm đau an toàn.
- Đau thắt lưng, có thể đi kèm đau thần kinh tọa: Do tư thế của thai nhi hạ thấp xuống để chuẩn bị cho việc chào đời nên mẹ sẽ gặp phải tình trạng đau thắt lưng, có thể đi kèm đau thần kinh tọa. Hãy thay đổi tư thế thường xuyên để cải thiện tình trạng này.
- Táo bón, bệnh trĩ: Mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng này bằng cách bổ sung thêm nhiều chất xơ từ nguồn thức ăn đa dạng.
- Vú trở nên mềm hơn, rò rỉ sữa non: Lúc này, thai phụ có thể bị rò rỉ sữa non để chuẩn bị cho sự chào đời của em bé. Hãy sử dụng miếng lót thấm sữa nếu bạn cảm thấy không thoải mái.
Thai 35 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?
Đôi khi mẹ sẽ cảm thấy thai 35 tuần gò cứng bụng. Đây là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ mang bầu trong tam cá nguyệt thứ ba. Cơn gò cứng bụng này là cơn chuyển dạ giả thể hiện cơ thể người phụ nữ đã sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thật. Hãy thay đổi tư thế để cảm thấy thoải mái hơn. Cần phân biệt cơn co thắt Braxton Hicks với cơn gò chuyển dạ sinh non ở tuần thai thứ 35 và gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng này ngày càng tồi tệ hơn.
Thai 35 tuần cần làm xét nghiệm gì?
Ở tuần thai thứ 35-36, thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung cũng như kiểm tra lượng nước ối, dây rốn. Trong thời gian này, bác sĩ cũng có thể cho bạn thực hiện xét nghiệm Non – stress để kiểm tra lượng oxy thai nhận được và sức khỏe của bé. Tùy thuộc vào tình hình sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm khác cần thiết để sẵn sàng cho ngày chuyển dạ.
Kể từ tuần thai này trở đi, mẹ bầu nên kiểm tra khám thai một tuần một lần. Từ tuần thai thứ 35 và 37, bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo và hậu môn để xem rằng mẹ có thể nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không?
Liên cầu nhóm B ( GBS) là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng ở một số phụ nữ mang thai. Kiểm tra này thực hiện ở tuần thứ 35 và tuần 37 của thai kỳ. Nếu trường hợp mẹ mắc GBS cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh IV cho đến khi GBS được kiểm soát.
Chăm sóc phụ nữ mang thai tuần thứ 35
Mang thai tuần thứ 35 là lúc thai nhi đang phát triển rất nhanh. Do đó, bạn hãy bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất khoáng, sắt, đạm và canxi. Một chế độ dinh dưỡng kết hợp giữa rau xanh và hoa quả tươi sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn. Hãy chia bữa ăn thành các bữa nhỏ để tử cung, em bé không tạo áp lực lên thành dạ dày gây ra tình trạng ợ hơi, khó chịu ở mẹ.
Mẹ bầu cũng cần tập thể dục thường xuyên hơn với những bài tập nhẹ nhàng, các bài yoga hay đi bộ nhẹ để cơ thể thoải mái hơn, dễ ngủ hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích về giai đoạn mang thai tuần thứ 35. Chúc mẹ bầu và em bé trong bụng luôn khỏe mạnh trong những tuần thai kế tiếp.