Hiểu đúng về miếng dán hạ sốt và tác dụng giảm sốt cho trẻ

Chắc hẳn trong tủ thuốc của các gia đình có con nhỏ thường có miếng dán hạ sốt. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là miếng dán hạ sốt có tốt không, có thực sự giúp trẻ hạ sốt như những lời quảng cáo của nhà sản xuất? Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ không? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của MOYKID để có cái nhìn toàn diện hơn nhé!

miếng dán hạ sốt

1. Miếng dán hạ sốt là gì?

Bạn thường nghe đến miếng dán hạ sốt nhưng không biết đó là gì và có tác dụng gì? Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt, thành phần chủ yếu là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi, không tan trong nước, có khả năng hút nước ở vùng da mà chúng tiếp xúc.

Miếng dán này hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da này ra ngoài. Do không có chứa thuốc hạ sốt nên miếng dán này không có tác dụng hạ nhiệt cho cả cơ thể. Thế nên, bạn không nên chỉ dùng mỗi miếng dán cho bé nhằm mục đích thay thế cho thuốc hạ sốt.

Một số nhà sản xuất còn bổ sung tinh dầu bạc hà vào miếng dán. Khi tinh dầu bốc hơi sẽ giúp vùng da được dán hạ nhiệt nhanh song chỉ dùng ngoài da nên tác dụng hạ nhiệt không cao.

Thực tế, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh miếng dán này có công dụng hạ sốt như những lời quảng cáo của các nhà sản xuất.

Xem thêm: 12 cách nấu cháo cá hồi cho bé thơm ngon bổ dưỡng

2. Mách mẹ các sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ đúng cách

Có nhiều mẹ băn khoăn rằng: “Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ không?”. Nếu trẻ sốt cao, bạn cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng. Trong khi chờ thuốc phát huy tác dụng, bạn có thể cho trẻ sử dụng miếng dán hạ sốt như một biện pháp tình thế, tạm thời giúp giảm thiểu cơn nóng trong người của trẻ. Song bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng miếng dán này cho bé:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm để biết bé có thể dùng miếng dán này trong bao lâu
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ
  • Không dán miếng dán vào vùng da mới được tiêm chủng ngừa hay vùng da bị thương tổn
  • Chọn mua miếng dán của các nhà sản xuất uy tín nhằm tránh sử dụng nhầm hàng nhái, hàng giả
  • Nếu bé có tiền sử dị ứng hay thường gặp các vấn đề về hô hấp, không nên sử dụng miếng dán để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm
  • Luôn để ý và theo dõi bé trong suốt quá trình sử dụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần ngưng ngay.

Cách dùng miếng dán hạ sốt hiệu quả 

Bước 1: Lau sạch, rồi lau khô vùng da cần dán
Bước 2: Bóc miếng dán hạ sốt
Bóc vỏ miếng dán hạ sốt theo mẫu bóc có sẵn hoặc bóc một đường cách bìa ngoài 1,5 – 2 cm. Tiếp theo, bóc lớp vỏ nilon dán phía trên lớp gel dính của miếng dán hạ sốt và dán.
Bước 3: Chọn vị trí dán
  • Dán vào trán: vị trí này thường được dán nhưng không có tác dụng nhiều, vì trán là vùng có ít mạch máu đi qua
  • Dán vào nách, bẹn: vị trí này có hiệu quả hơn, do có nhiều mạch máu lớn đi qua
  • Dán vào lòng bàn chân: cũng khá hiệu quả, nhưng chỉ nên áp dụng khi trẻ đang nằm ngủ hoặc ngồi chơi, tránh dán khi trẻ đang đi lại, chạy nhảy.
Bước 4: Gỡ miếng dán hạ sốt
Sau vài tiếng, gỡ miếng dán ra rồi bỏ đi, có thể thay thế bằng miếng dán mới.

miếng dán hạ sôt
Miếng dán hạ sốt có thành phần chủ yếu là Hydrogel thân nước

Bảo quản miếng dán hạ sốt đúng cách

  • Miếng dán hạ sốt nên để ở nơi thoáng mát
  • Tránh nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào hoặc những chỗ có nhiệt độ cao
  • Nên để ở ngăn mát tủ lạnh trước khi dùng
  • Để xa tầm với của trẻ em
  • Khi đã bóc gói miếng dán, cần dán kín miệng rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, để tránh làm khô cứng miếng dán hoặc làm suy giảm hiệu quả của miếng dán còn lại.

Miếng dán hạ sốt bao nhiêu tiền?

Miếng dán hạ sốt giá bao nhiêu tiền phụ thuộc vào thương hiệu của sản phẩm và nơi bán.
Giá tham khảo một số nhãn hiệu được tin dùng nhất:
  • Miếng dán hạ sốt Sakura: 45.000 VNĐ/hộp 6 miếng dán
  • Miếng dán hạ sốt Aikido: 53.000 VNĐ/hộp 6 miếng dán
  • Miếng dán hạ sốt CoolTana: 90.000 VNĐ/hộp 6 miếng dán
  • Miếng dán hạ sốt Bye Bye Fever Super Cool: 54.000 VNĐ/hộp 6 miếng dán
Đây là giá tham khảo, tùy từng nhà thuốc, khu vực, giá bán lẻ sản phẩm có thể dao động cao hoặc thấp hơn so với mức này.

Mua miếng dán hạ sốt ở đâu? 

Miếng dán hạ sốt có thể mua trực tiếp (tại các nhà thuốc tây trên toàn quốc) hoặc mua online trên các sàn thương mại điện tử hoặc các website của những nhà thuốc phân phối trực tuyến.

3. Thực hư về tác dụng giảm sốt của miếng dán hạ sốt cho trẻ

Không chỉ thắc mắc có nên dùng miếng dán hạ sốt không, mà nhiều người cũng không biết liệu miếng dán hạ sốt có tác dụng không và liệu miếng dán hạ sốt có tốt không? MOYKID sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thực hư về tác dụng của miếng dán hạ sốt thông qua những tác hại của miếng dán này ( nếu lạm dụng):

  • Không hạ sốt cho trẻ: Nhiều phụ huynh băn khoăn không biết miếng dán hạ sốt có tác dụng không. Thực tế, miếng dán này giúp giảm nhiệt độ cho vùng da được dán bằng phương pháp chênh lệch nhiệt độ. Do đó, khi mới dán sẽ có cảm giác mát lạnh làm cho bé cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy tình trạng mát lạnh này không duy trì được lâu. Vùng da được dán sẽ trở lại nhiệt độ ban đầu khá nhanh.
  • Dễ dẫn đến biến chứng do sốt: Tác dụng của miếng dán hạ sốt rất hạn chế. Nếu cha mẹ chỉ dùng cao dán hạ sốt hay miếng dán hạ sốt cho trẻ mà không kịp thời cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thì những biến chứng do sốt cao có nguy cơ xảy ra nhanh chóng, bao gồm co giật và các biến chứng về não, thần kinh…
  • Gây kích ứng da: Do làn da của bé còn non nớt và khá nhạy cảm nên nhiều bé chịu các tác dụng phụ mà miếng dán gây ra như nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng.
  • Ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp: Trong một vài trường hợp đặc biệt, bé có hệ hô hấp nhạy cảm khi hít phải tinh dầu có trong miếng dán sẽ bị hắt hơi liên tục, chảy nước mũi. Do đó, có thể thấy việc sử dụng sản phẩm nhằm mục đích hạ sốt cho trẻ đôi khi là lợi bất cập hại.

Xem thêm: 7 cách tăng đề kháng cho bé hiệu quả cha mẹ không nên bỏ qua

4. Cách hạ sốt cho trẻ

Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng theo cơ chế cơ thể gia tăng nhiệt độ nhằm tiêu diệt kẻ lạ mặt xâm nhập. Trong nhiều trường hợp, sốt là vô hại và bé sẽ tự khỏi sau khoảng 3 ngày.

Sử dụng miếng dán hạ sốt có thể làm giảm nhiệt độ vùng trán trong chốc lát, nhưng không giúp hạ sốt toàn thân. Những thuốc hạ sốt có chứa paracetamol dành cho trẻ em có thể giúp trẻ hạ sốt. Tùy theo độ tuổi và cân nặng mà trẻ có thể được bác sĩ kê đơn thuốc.

1. Cách hạ sốt cho trẻ

Cách hạ sốt đơn giản và hiệu quả cho trẻ không phải là sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé, mà là mặc đồ thoáng mát, bú nhiều (với trẻ còn bú mẹ), uống đủ nước (với trẻ lớn) và có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt để bé bớt khó chịu. Bạn nhớ cho trẻ uống theo đúng liều lượng ghi trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tại sao nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi trẻ sốt? Tâm lý của một số người khi thấy trẻ bị bệnh sẽ cho trẻ mặc rất nhiều quần áo ấm, đeo vớ, đội mũ, quấn khăn… Những việc này sẽ khiến cơ thể trẻ không thể tỏa nhiệt ra ngoài nên bé càng sốt cao hơn. Ngay cả khi bé rùng mình, ớn lạnh, bạn cũng đừng ủ con trong lớp chăn dày hoặc đống quần áo ấm.

Xem thêm: 7 điều cần biết bệnh tay chân miệng

2. Chăm sóc trẻ bị sốt

Thông thường, khi bé mới sốt, bạn không nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay mà nên để trẻ ở nhà và theo dõi trong khoảng 1 – 2 ngày. Bởi khi con mới sốt, các bác sĩ sẽ thật khó có thể xác định nguyên nhân trẻ bị sốt là do đâu để có hướng điều trị thích hợp. Khi chăm sóc trẻ sốt, mẹ cần lưu ý:

Với trẻ sơ sinh: Mẹ cần cho bé bú đủ. Nếu bé mệt, bú ít, bạn nên cho bé bú thường xuyên hơn. Nếu bé không thể bú hoặc bỏ bú, bạn nên vắt sữa ra và cho bé ăn bằng thìa.
Với bé lớn hơn: Mẹ nên cho con bú đủ, uống thêm nước, chia nhỏ bữa ăn ra cho bé dễ ăn (với các bé đã ăn dặm). Việc bú đủ và uống đủ nước có tác dụng giúp làm mát cơ thể, tránh mất nước.
Ngoài việc sử dụng miếng dán hạ sốt ra, bạn có thể dùng khăn mềm, nhúng nước ấm, vắt ráo lau trán, nách, bụng bẹn, bàn tay, bàn chân cho trẻ. Tuyệt đối không dùng nước lạnh để lau cho trẻ. Lưu ý là nếu bé sốt mà tay chân lạnh, bạn không nên lau mát cho trẻ.

Đôi khi tình trạng sốt ở trẻ là một dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cần được chăm sóc kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện sau, bạn cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện  để được các bác sĩ khám và chăm sóc y tế kịp thời:

  • Trẻ sốt 38°C hoặc cao hơn
  • Bé dưới 3 tháng tuổi và sốt từ 38°C trở lên
  • Bé dưới 2 tuổi, tình trạng sốt đã kéo dài 24 giờ. Với các bé trên 2 tuổi, tình trạng sốt của bé kéo dài hơn 72 giờ
  • Bé sốt có kèm theo các triệu chứng khác như cổ cứng, đau họng, phát ban, đau tai, hoặc đau đầu dữ dội
  • Trẻ quấy khóckhông yên, bứt rứt, khó chịu hay phản xạ kém
  • Trẻ sốt có kèm theo các biểu hiện ngủ li bì, lơ mơ…
  • Trẻ bị co giật
  • Bỏ bú, bỏ ăn, không uống được nước
  • Trẻ tím tái.

Việc dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ chỉ là một giải pháp tình thế để trẻ cảm thấy dễ chịu. Bạn không nên dùng miếng dán này thay thế thuốc hạ sốt. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bạn hãy cho bé chủng ngừa đúng lịch và đầy đủ nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ.

Xem thêm: Lưu ý khi dùng kem trị hăm cho bé và 10 gợi ý kem trị hăm cho bé hiệu quả

Related Posts

triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng bệnh

biểu hiện cúm A

Biểu hiện Cúm A và cách phân biệt với cúm thường

sữa cho bé sơ sinh

Cách chọn sữa cho bé sơ sinh phù hợp và top 12 loại sữa tốt nhất cho bé

Lưu ý khi dùng kem trị hăm cho bé và 10 gợi ý kem trị hăm cho bé hiệu quả

12 cách nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng

lịch tiêm phòng cho bé

Lịch tiêm phòngcho bé từ 0-10 tuổi bố mẹ không nên quên